Ghi nhận Sisorinae

Ở vùng sông Mã của Việt Nam, có loài cá chiên khổng lồ có rất nhiều ở nơi thượng nguồn sông Mã, là sát thủ của lòng sông. Khúc sông này có nhiều vũng nước sâu và lắm ghềnh đá, nhiều vụng xoáy, hang động lớn dưới đáy sông nên trở thành nơi lý tưởng cho nhiều loài cá sinh sống như: Chiên, nheo, chép, lăng… Trong đó phải nói đến cá chiên bởi cá rất to và hung dữ, có thân hình hết sức kỳ quái, thịt lại rất ngon. Trong vùng này có đồng bào Thái và Khơ Mú sống bằng nghề đánh cá dọc sông, họ coi cá chiên là thuỷ quái. Bắt cá trên sông Mã có nhiều cách, mỗi dân tộc lại có tuyệt kĩ riêng. Người Lào thường thả câu, quăng chài, người Thái có cách bắt giăng bẫy ngang sông[1].

Con to nhất là 70 kg, con nhỏ nhất cũng 20 kg, có những chiếc đầu cá to bằng cái quạt nan, sống chủ yếu ở các hang nước ven sông và chỉ ra khỏi hang sinh sản khi mùa nước lên, vào thời điểm từ ngày 30/4 đến 7/5 âm lịch cá chiên ra đẻ trứng, giai đoạn này bắt được nhiều. Ở vùng này từng có một con cá to như cây cổ thụ ẩn núp. Mỗi lần con cá đó di chuyển, mặt sông dậy sóng. Nước xô mạnh vào 2 bên bờ oàm oạp. Khi nó vật đẻ tiếng kêu ùm ùm len qua khắp bản. Con cá này đã từng ăn rất nhiều vịt trong bản. Có thợ săn đã mắc một con vịt béo vào lưỡi câu rồi thả nó ra hủm. Con vịt vừa bơi được một đoạn bỗng hốt hoảng chạy vào bờ, cá chiên xuất hiện, liền đuổi vịt quay lại hủm nước. Lát sau hủm nước dậy sóng, con vịt cố bơi vào bờ nhưng chỉ trong nháy mắt cái mồm cá đỏ ngòm to như cái mâm đã nuốt chửng con vịt. Cá đã cắn câu, con cá tròn 70 kg[2].